Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2015

Hủ tiếu chay

Hình ảnh
Hủ tiếu chay thường được sử dụng trong những ngày rằm, mùng một. Đối với những người trường chay thì món ăn này khá phổ biến và được sử dụng thường xuyên. Với những người ít ăn chay thì thỉnh thoảng đổi bữa một chút cho lòng nhẹ nhàng cũng là điều tốt. NGUYÊN LIỆU * Nước dùng hủ tiếu chay - Táo: 2 quả - Lê: 1 quả - Ngô: 1 bắp - Bắp cải: 1/2 cây (khoảng 500 gr) - Cà rốt: 1 củ - Đường phèn: 20 gr - Nấm rơm tươi ( hoặc nấm hương ): 5 gr * Nguyên liệu cho tô hủ tiếu chay - Mỳ căn: 300 gr - Đậu phụ: 3 bìa - Sợi hủ tiếu: 500 gr * Râu ăn kèm hủ tiếu chay - Giá đỗ, xà lách xoăn, muối, xì dầu, đường. Nguyên liệu khác - Chao:  1 thìa canh chao đỏ, 1 thìa canh chao trắng, đường - Dầu ăn - Sả: 2 củ - Ngũ vị hương, muối, đương, nước tương CÁCH LÀM * Nước dùng hủ tiếu chay - Táo + lê rửa sạch, bổ đôi. - Ngô bỏ hết áo ngoài, râu, cắt thành khoanh dầy khoảng 2 cm. - Bắp cải rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. - Tất cả các nguyên liệu trên cho vào nồi cùng với đ

Ăn chay đúng cách

Hình ảnh
Ăn chay đúng cách là bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp đủ các nhóm: đường, béo, bột, đạm, vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Protein (đạm): là một trong những thực phẩm già năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì hoạt động sống trong cơ thể. Đạm có nhiều trong động vật, tuy nhiện một số loại thực phẩm cũng rất giàu đạm, nhất là đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương như: đậu, sữa đậu nành, ngoài ra còn có đậu Hà Lan, các loại hạt. Bạn có thể chế biến nhiều món ngon từ đậu hũ, như: chiên giòn, lướt ván, hấp, hay bánh mì kẹp thịt chay. Lipit (chất béo): sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như: dầu thực vật, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu ô liu. Vitamin có nhiều trong rau củ và các loại hoa quả. Một trong những loại vitamin không thể thiếu là vitamin B12. Vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp ADN, ảnh hưởng đến tế bào máu và hệ thần kinh. Tuy nhiên B12 không có trong thực vật, vì vậy người ăn chay nên sử dụng các loại

Lạc rang húng lìu

Hình ảnh
Lạc rang húng lìu là món ăn được tạo ra bở người Hoa. Rất nhiều người Hoa ở Hải Ngoại thành công và đi lên từ việc bán lạc rang húng lìu. Cách làm lạc rang húng lìu ngon không khó, chủ yếu là lạc phải giòn, lớp vỏ lụa không bị bong tróc, vị vừa ăn, thơm mà không bị nồng. Trong bài viết này Bí Ngô sẽ hướng dẫn cách làm lạc rang húng lìu ngon đúng điệu. NGUYÊN LIỆU - Lạc: 500 gr - Húng lìu: 10 gr - Đường kính: 200 gr - Muối ăn: 20 gr - (Có thể dùng cát nếu bạn chưa quen rang lạc) CÁCH LÀM - Đầu tiên các bạn ngâm lạc khoảng 3 phút trong nước sôi rồi đổ ra rổ nhựa, để ráo nước. - Cho muối cùng đường vào bát cùng với nửa bát nước rồi khuấy đều cho tan. - Tiếp đó các bạn cho hỗn hợp vừa pha, lạc và húng lìu vào hộp nhựa rồi trộn đều, đậy nắp, để khoảng 10 - 12 tiếng cho ngấm gia vị. - Bắc chảo cát lên bếp, đổ cát vào, thình thoảng đảo đều, chờ cho cát trong chảo nóng lên thì cho lạc vào đảo cùng. - Sau khi rang xong các bạn đổ toàn bộ lạc cùng cát vào rổ (nên dùng r

kho quẹt chay

Hình ảnh
Cách làm kho quẹt chay khá đơn giản, chấm cùng bầu luộc hoặc rau luộc thập cẩm không thua gì nước mắm trứng và các loại kho quẹt khác, mà lại lành. NGUYÊN LIỆU - Tỏi: 1/2 củ - Ớt băm: 1 quả - Xì dầu: 100 ml - Đậu trắng: 2 bìa - Hành lá: 20 gr - Dầu ăn - Gia vị: Muối, đường, mì chính CÁCH LÀM - Đậu trắng các bạn rửa sạch, thái hạt lựu nhỏ rồi cho vào chảo dầu nóng chiên vàng, sau đó vớt ra để ráo dầu. - Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. - Ớt bỏ hạt, băm nhỏ. - Hành lá nhặt rửa sạch, thái nhỏ. - Các bạn sử dụng một nồi đất nhỏ, cho một chút dầu ăn vào, phi thơm tỏi, sau đó đến ớt. Cho xì dầu và khoảng 1/2 bát con nước vào nồi. Đun sôi, đợi đến khi nước hơi cạn thì cho đường + muối + mì chính, để nhỏ lửa cho tới khi hỗn hợp bắt đầu keo lại. - Tiếp đó các bạn cho đậu đã chiên vàng vào đun thêm một chút nữa đến khi đạt độ sánh vừa ý. - Cuối cùng các bạn cho hành lá vào, đảo nhẹ rồi tắt bếp. - Vậy là chúng ta đã có món kho quẹt chay ngon lành cho các món rau luộc và cơm trắn

Lạc rang muối

Hình ảnh
Lạc rang muối mặn mặn, bùi bùi, dùng chung với cơm nguội hoặc dùng cho người ăn kiêng, có nhu cầu giảm cân rất tốt. NGUYÊN LIỆU - Lạc: 200 gr - Bột canh: 1 thìa - Dầu ăn: 1 thìa CÁCH LÀM - Cho chảo lên bếp, để chảo nóng một lúc rồi cho lạc vào rang. Để lửa ở mức nhỏ để lạc không bị cháy. - Rang lạc thật đều để các hạt được chín đều như nhau. - Cứ rang như vậy từ trong khoảng 15 phút, các hạt lạc bắt đầu tách ra, tuy nhiên vỏ lạc vẫn chưa bong hẳn ra, các bạn cho khoảng 1 -1/5 thìa dầu vào, đảo tiếp. - Vì lạc đang nóng nên không thể giòn tan như sau khi để nguội. Vì vậy,  khi lạc chín vàng, đều, cho ra ngoài, để nguội nhưng tay vẫn đảo đều, vì chảo vẫn nóng, nếu bạn không đảo lạc sẽ cháy. Hoặc cũng có thể các bạn đảo trên chảo một lúc rồi cho lạc ra một bát tô to. - Khi lạc còn hơi ấm, các bạn hãy cho bột canh vào nhé, rồi đảo đều để bột canh bám xung quanh lạc. (Nhiều bạn vừa cho lạc ra khỏi bếp thì đã đổ bột canh vào ngay. Với cách này, bột canh bám rất nhanh vào l

Bún chả giò chay

Hình ảnh
Nắng nôi thế này, chẳng biết ăn gì cho vào? Tại sao chúng ta không thử làm Bún chả giò chay ăn chơi nhỉ. NGUYÊN LIỆU - Váng đậu: 200 gr - Đậu xanh bóc vỏ: 100 gr - Càrốt cắt sợi 100 gr - Mộc nhĩ: 3 tai lớn - Bánh tráng: 2 xấp - Bún tươi 1kg, - Rau giá - Lạc rang. CÁCH LÀM - Tàu hũ ky ngâm nước cho mềm, vớt ra xé nhuyễn. - Đậu xanh nấu chín. - Nấm mèo, ngâm nở, cắt chân, thái sợi. - Càrốt gọt vỏ, rửa sạch, thái chân hương. - Cà rốt + mộc nhĩ xào khô. - Trộn đều các nguyên liệu + gia vị để làm nhân, cho vào bánh tráng cuốn tròn - Bắc chảo lên bếp, cho chả giò chay vào chiên chín vàng. - Xếp bún, rau giá, chả giò vào tô, rắc lạc rang lên, ăn với nước mắm chua ngọt. Chúc các bạn thành công với Bún chả giò chay 

Canh ngô nấm

Hình ảnh
Canh ngô nấm là món canh chay, rất thích hợp trong để nấu trong những ngày rằm, mùng một, tháng vu lan. Đơn giản mà rất ngon! NGUYÊN LIỆU - Ngô ngọt: 1 bắp - Nấm các loại: 500 gr - Hành lá: 10 gr - Bột nêm chay - Muối CÁCH LÀM - Để có món Canh ngô nấm ngon các bạn đem ngô ngọt bóc vỏ, bỏ râu, rửa sạch, cắt khúc cỡ 1 đốt ngón tay - Nấm các loại các bạn cắt bỏ chân, ngâm sơ trong nước có pha chút muối khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch, vớt ra rổ để ráo. - Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ. - Bắc nồi nước, nước sôi thì các bạn  nêm chút bột nêm chay. Sau đó cho bắp ngọt vào nấu chín. Khi bắp chín thả các loại nấm ở trên vào đun sôi thêm khoảng 3 - 4 phút cho nấm chín kỹ, nêm nếm vừa ăn. - Tắt bếp, rắc hành lá lên trên, khuấy nhẹ rồi múc canh ra tô. Chúc các bạn thành công với canh ngô nấm !

Đậu bắp luộc chấm chao

Hình ảnh
Nếu bạn muốn có một món ăn ngon, dễ thực hiện, ít dầu mỡ, lành... thì Đậu bắp luộc chấm chao là một lựa chọn hoàn hảo! NGUYÊN LIỆU - Đậu bắp: 500 gr - Chao: 2 miếng - Gia vị: Đường, mì chính. CÁCH LÀM - Đậu bắp các bạn lựa những trái non (bằng cách bẻ đầu nhọn của đậu, nếu bẻ dễ dàng là đậu non, còn nếu dai, không đứt là đậu già, không ăn được). Đậu bắp sau đó các bạn cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch, để ráo. - Bắc nồi nước luộc đậu, nước sôi thêm chút muối để đậu bắp sau khi luộc được xanh. sau đó cho đậu  bắp vào luộc chín. Đậu bắp rất nhanh chín nên chỉ cần nước sôi trở lại là được. Khi đậu chín các bạn vớt đậu đã luộc chín ra đĩa.                                         Cách pha chao chấm đậu bắp luộc Chao hay còn gọi là đậu phụ thối là một món khá khó ăn, cũng giống như trái sầu riêng, hay rau dấp cá vậy. Nhưng ai đã ăn được là nghiền chết thôi. Bí Ngô cũng không ăn được chao theo kiểu lấy thẳng từ lọ ra, cho vào bát cơm nóng, vừa ăn vừa xuýt xoa, ánh mắt rặng rỡ

bánh rán mặn

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU * Nguyên liệu cho vỏ bánh rán mặn - Bột nếp: 400 gr - Bột tẻ: 100 gr - Muối: 15 gr * Nguyên liệu cho nhân bánh rán mặn - Thịt lợn xay: 300 gr - Miến: 100 gr - Mộc nhĩ: 30 gr - Cà rốt: 1 củ lớn - Hành khô: 1 củ - Dầu ăn - Gia vị: muối, tiêu, nước mắm CÁCH LÀM - Miến ngâm nước cho nở, mềm, cắt nhỏ. - Mộc nhĩ ngâm nở, cắt chân, thái vụn. - Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái như mộc nhĩ. - Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. - Trộn bột nếp và bột tẻ với nhau, cho từ từ nước ấm vào, vừa cho vừa nhào đến khi bột thành một khối hơi dính, nhưng khi lấy khỏi bát thì phải róc, không còn bột bám trên thành bát. Thế là bạn đã có một khối bột tiêu chuẩn cho bánh rán. - Thịt + miến + mộc nhĩ + cà rốt + hành khô ướp với muối, hành củ, tiêu xay, thêm chút nước mắm ngon, bóp nhuyễn. - Lấy một miếng bột cỡ 2/3 quả trứng gà, dùng tay ép nhẹ cho cục bột dẹt ra, cho nhân vào giữa, túm lại và vo, xoay nhè nhè giữa 2 lòng bàn tay cho tròn. - Bắc chảo lên bếp, để nhiều dầ

Cách gói bánh chưng ngày tết

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Gạo nếp - Đậu xanh - Thịt lợn - Lá dong - Lạt - Gia vị: Muối, tiêu, mì chính Thường thì một chiếc bánh chưng có trọng lượng khoảng 1 kg, trong đó: thịt khoảng 200 gr, đỗ 200 gr và gạo khoảng 500 gr, còn lại là lá, nước... Các bạn định gói bao nhiêu cái thì tự nhân khối lượng nhé. Ngoài ra một số người thích ăn nhiều đậu xanh hơn thì các bạn có thể tăng lượng đậu lên một chút và giảm lượng gạo đi nhé. CÁCH LÀM * Cách chọn nguyên liệu để gói bánh chưng - Gạo nếp các bạn chọn hạt đều, hạt gạo mập tròn, trong. Nếu quen ai để lấy được một trong các loại gạo nếp ngon như: Gạo nương Điện Biên, nếp cái hoa vàng, nếp Tú Lệ là ngon nhất. - Đậu xanh các bạn chọn hạt nhỏ, ruột vàng. - Thịt lợn thì lấy thịt ba rọi, được thịt lợn ỉ là ngon nhất. Nhưng nói thật là giờ chọn được con lợn không ăn cám tăng trọng là tuyệt rồi, không dám mơ tới lợn ỉ. - Lá dong là lá dong bánh tẻ (không già hoặc không quá non). - Lạt thì thường được chẻ từ ống giang, các bạn mua loạ

bánh bao nhân nấm

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Bột bánh: 300 gr - Men nở: 5 gr - Cà rốt: 300 gr - Thịt heo xay: 250 gr - Nấm tươi: 100 gr - Mộc nhĩ: 5 gr - Nấm hương: 5 gr - Dầu ăn - Gia vị: hạt nêm, tiêu. CÁCH LÀM - Cà rốt các bạn rửa sạch, ép lấy nước, đun cho nước âm ấm rồi cho men nở vào. - Đổ bột bánh ra môt tô inox sạch. - Trộn đều bột với nước cà rốt, nhào thật kĩ. - Đậy kín và ủ bột trong khoảng 2 tiếng cho bột nở và mịn. - Nấm hương + mộc nhĩ ngâm nở, bỏ chân, thái nhỏ. - Nấm tươi rửa sạch, thái nhỏ (nấm tươi các bạn có thể dùng nấm đùi gà, nấm rơm, nấm sò... tùy theo ý thích, hoặc sử dụng kết hợp nhiều loại nấm khác nhau). - Thịt lợn băm nhỏ trộn với nấm tươi, mộc nhĩ, nấm hương. - Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt + nấm + mộc nhĩ vào xào sơ, nêm chút hạt nêm, tiêu. - Chia bột bánh thành các phần bằng nhau rồi cán mỏng. Nếu không có dụng cụ làm bánh thì các bạn có thể rửa sạch một chai thủy tinh để cán bánh. - Cho một ít nhân bánh vào giữa rồi gập lại. Tiếp tục làm

bánh bao nhân thịt

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Bột bánh bao: 400 gr - Men nở: 5 gr - Thịt nạc heo xay: 200 gr - Trứng chim cút: 10 quả - Sữa tươi khôn đường: 200 ml - Mộc nhĩ: 10 gr - Hành tây: 1 củ - Đường: 100 gr - Gia vị: Tiêu, muối CÁCH LÀM * Làm vỏ bánh bao nhân thịt - Đầu tiên các bạn đun sữa tươi cho âm ấm (nhiệt độ khoảng 40 độc C) rồi cho men nở vào, để 15 phút. - Các bạn nhớ bớt lại một chút bột khô để làm bột áo còn bao nhiêu thì cho vào trong sữa, thêm 100  gr đường và 10 gr muối, nhào đều tay, để thêm khoảng 15 phút. - TIếp đó các bạn cho 1 thìa dầu ăn vào, nhào thêm một chút rồi để cho bột nghỉ, phủ khăn, hoặc đậy kín, để 1 - 2 tiếng cho bột nở, mìn. *  Làm ruột bánh bao nhân thịt - Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, rửa sạch, cắt bỏ chân, thái nhỏ. - Hành tây lột vỏ, băm nhỏ. - Trứng chim cút luộc chín, bóc vỏ. - Trộn thịt nạc xay với mộc nhĩ, hành tây, hạt tiêu, muối, dầu ăn. * Tạo hình và hấp bánh bao - Các bạn mang bột đã ủ ra nhào lại rồi chia thành các phần đều nha

bánh bột lọc

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Bột sắn tươi: 200 gr - Tôm tươi: 200 gr - Thịt lợn: 200 gr - Hành lá: 20 gr - Dầu ăn - Nước sạch - Lá chuối để gói - Gia vị: 8g muối; 45g đường; 5g bột nêm; 2g tiêu; 5ml dầu điều; 30ml nước mắm - 5ml dấm chua CÁCH LÀM - Tôm các bạn rửa sạch, bỏ đầu, lột vỏ tôm.  - Thịt rửa sạch, thái swoij nhỏ. - Hành lá nhặt rửa sạch, thái nhỏ. - Lá chuối các bạn rửa sạch lâu khô, có thể đem luộc qua cho mềm. - Ướp tôm và thịt xay cùng 3g muối, 5g đường, 5g bột nêm và 2g tiêu khoảng 15 phút.  - Đặt chảo lên bếp, cho 5ml dầu điều, mở lửa vừa. Khi dầu nóng, cho tôm thịt vào xào sơ, cho hành lá thái nhỏ rồi tắt bếp, xúc ra bát.  - Trộn 200g bột sắn tươi cùng 5g muối và 150ml nước sôi. Nhào bột đều đến khi bột không còn dính tay là được (khi trộn bột cần sử dụng nước sôi thì bột mới chín và kết với nhau.).  -  Ngắt từng phần bột nhỏ, ép mỏng rồi bọc lấy một ít tôm thịt xào bên trong. Quét một chút dầu ăn vào giữa lá chuối rồi đặt bánh bột lọc lê

bánh đa kê

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Hạt kê: 200 gr - Đậu xanh chà vỏ: 300 gr - Đường trắng: 200 gr - Dừa sợi: 50 gr - Bánh tráng nướng CÁCH LÀM - Để có món bánh đa kê ngon, trước tiên các bạn rửa sạch đậu xanh, ngâm trong nước khoảng 4 tiếng cho nở mềm. - Khi đậu chín các bạn lấy ra đánh hoặc giã nhuyễn, nắm thành những nắm tròn (giống như đậu xanh của xôi xéo). - Hạt kê các bạn cũng ngâm mềm khoảng 4 tiếng rồi cho vào nồi nấu chín mềm. Thinh thoảng các bạn đảo đều để kê không bị cháy, đặc dần lại như cháo đặc, dẻo quánh. - Khi ăn các bạn bẻ bánh đa làm tư, phết kê lên 1 phần bánh đa, cắt đậu xanh lên trên, rải đều lên trên kê một lớp đường mỏng, rắc dừa sợi rồi dùng 1 mảnh ba đa úp lên trên. Bây giờ không dễ để tìm một món quà vặt như thế này vì vậy bạn có thể tự làm ở nhà để cùng thưởng thức với người thân. Chúc các bạn thành công với Cách làm bánh đa kê thơm ngon!

cách làm bánh trôi, bánh chay

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Đậu xanh: 200 gr - Bột nếp: 400 gr - Dầu: 20 ml - Hành tím: 1 củ - Đường: 300 gr - Gừng: 1 mẩu nhỏ - Vừng rang: 50 gr CÁCH LÀM - Để có món bánh trôi, bánh chay ngon đầu tiên các bạn ngâm đậu xanh từ 1-2 tiếng cho đậu nở rồi cho vào nồi cơm điện đổ nước sâm sấp mặt đậu và nấu chín. Sau đó đem tán nhuyển. - Các bạn bớt lại một chút bột nếp làm bột áo, chỗ còn lại đem trộn với nước sôi và nhào cho nước ngấm vào bột, đậy nắp lại một lúc cho bột nở. - Hành tím bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. -  Làm nóng chảo với dầu, cho hành tím vào phi hơi vàng. Cho đậu xanh vào xào, đảo đều cho đậu + hành, dầu, đường trộn đều với nhau khoảng vài phút trên lửa vừa. Sau đó các bạn vo nhân đậu thành các viên nhỏ vừa ăn  - Lấy bột ra mặt phẳng, nhào lại bột cho mịn, lúc này thấy bột dính tay thì thêm bột áo, hoặc thêm nước nếu thấy bột khô. Tiếp đó các bạn chia bột thành khối bằng cỡ viên nhân, ấn hơi dẹt viên bột.  - Cho nhân vào giữa gói kín, phần nhân và bột k

Bánh mì thịt kẹp rau

Hình ảnh
Chỉ cần dậy sớm một chút chuẩn bị, bạn đã có Bánh mì thịt kẹp rau ngon lành và hợp vệ sinh để thưởng thức mà không phải ra ngoài ăn rồi. NGUYÊN LIỆU - Thịt nạc vai: 200 gr - Bánh mì: 2 - 3 chiếc - Muối: 5 gr - Rau xà lách, rau mùi - Dưa chuột bao tử muối: 5 quả - Hành tím: 1/2 củ - Dầu ăn - Tiêu xay - Nước sốt: 6 thìa súp mayonnaise +  2 thìa súp tương ớt + 1/2 thìa cà phê nước cót chanh + 1/2 thìa dầu ô liu + 1/2 thìa cà phế muối + chút tiêu xay. CÁCH LÀM - Thịt nạc vai các bạn rửa sạch, xay nhỏ rồi trộn với 1 thìa cà phê tiêu và một chút muối. Nặn thịt thành những miếng trọn, dẹt. - Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt váo rán vàng. - Hành tím bóc vỏ, thái mỏng. - Dưa chuột bao tử thái mỏng. - Cho hành tím và dưa vào bát con, thêm 1 thìa súp nước ngâm dưa chuột bao tử cho hành bớt hăng. Trộn đều. - Rau lách + rau mùi nhặt rửa sạch, ngâm qua nước muối loảng, rồi vớt ra để ráo. Bày tất cả các nguyên liệu lên bàn để chuẩn bị sẵn sàng làm Bánh mì thịt k

Cách làm bánh cốm

Hình ảnh
Cảm giác được thưởng thức một chiếc bánh cốm dẻo dẻo, dai dai, ngòn ngọt và tận hưởng hương cốm thoang thoảng, nhân đậu xanh bùi ngọ thật là thích phải không. Nếu có thời gian, các bạn hãy thử Cách làm bánh cốm dưới này nhé. NGUYÊN LIỆU - Cốm: 300 gr - Đậu xanh chà vỏ: 50 gr - Đường: 80 gr - Vừng rang chín: 50 gr - Bột nếp: 50 gr - Dầu ăn: 20 ml - Tinh chất hoa bưởi: vài giọt - Nước sạch: 300 ml - Lá nếp: 3 lá CÁCH LÀM - Để có chiếc bánh cốm ngon đúng hương vị truyền thống đầu tiên các bạn đem dậu xanh ngâm nước cho nở mềm trong vòng 3 - 4 tiếng, sau đó đem hấp chín. - Đậu xanh chính các bạn để nguội rồi cho vào máy xay sinh tố cùng một ít nước và 30 gr đường rồi bật nút, xay cho đậu thật nhuyễn. - Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu ăn, cho đậu xanh nhuyễn và 1/2 bột nếp vào đun nhỏ lửa cho đến khi đậu xanh trở lên khô ráo thì rắc một nửa chỗ vừng và vài giọt nước hoa bưởi vào. - Trong quá trình đun các bạn dùng đũa đảo đều để vừng và nước hoa bưởi trộn đều vào đậu.

kẹo lạc

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Đường kính trắng: 2 kg - Lạc nhân: 3 kg - Mạch nha: 200 gr - Bột nếp rang: 100 gr - Vừng trắng: 200 gr - Vani CÁCH LÀM - Vừng đem ngâm nước trong 1 - 2 giờ, cho vào túi vải vò bong vỏ, đãi sạch sạn cát phơi khô, sẩy cho hết vỏ. Rang chín vừng: thật ra vừng rất nhanh chín, đun nóng chảo cho vừng vào đảo qua đảo lại vài vài chục giây là chín. - Lạc chọn lấy hạt mẩy, rang chín (khi chín ủ lạc trong giấy báo 30 phút để lạc giòn). Vò cho lạc bong hết vỏ, cho ra rổ xảy hết vỏ. - Cho đường, nha với 0,5 lít nước đem nấu. Bạn phải quấy liên tục để không bị cháy. Khi đường tan hết và bạn quấy thấy nặng tay thì thử xem được chưa. Thử bằng bát nước lạnh, lấy đũa đang quấy đường nhỏ 1 giọt vào bát nước lạnh, nều giọt đường tròn, lấy ra thấy cứng và giòn là được. - Cho lạc và vani vào trộn đều, nhanh tay. Lấy mâm, rải đều bột nếp xuống dưới, đổ kẹo lên trên, dàn đều (tốt nhất là bạn dùng một cái chai thủy tinh sạch có thoa một lớp mỡ mỏng). - Việc tiếp theo là dùng

Cháo cá

Hình ảnh
Cháo cá là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Nếu như ở miền Tây, cá thường được để nguyên con, cháo được ăn cùng cải thảo. Thì ở miền Bắc, cá thường được luộc sơ, gỡ lấy thịt, ướp gia vị và xào qua với hành khô… NGUYÊN LIỆU - Cá chép: 1 con khoảng  700 - 800g - Gạo: ½ bát - Hành khô: 1 củ - Hành lá: 20 gr - Thì là: 20 gr - Gừng: 1 củ nhỏ - Gia vị: muối, tiêu, mì chính, nước mắm. CÁCH LÀM - Gạo vo qua đêm nấu nhừ (lúc đầu chỉ cho ít nước để cháo mau nhừ). - Hành khô lột vỏ, đập dập, xắt nhuyễn - Hành lá, thì là nhặt rửa sạch, thái nhỏ để riêng - Cá luộc sơ (các bạn đập một miếng gừng vào nồi nước luộc cá cho thơm), đem gỡ lấy thịt, ướp với chút mắm, muối, tiêu, mì chính, 1/2 hành khô. - Phần xương và đầu cá đem giã, lọc với nước dùng, cho vào nấu cháo. - Thịt cá ướp sau 15 phút thì bắc chảo, phi thơm 1/2 hành khô cho vàng, cho phần thịt cá vào đảo đều tới khi vừa chín. -  Khi cháo nhừ nêm gia vị vừa ăn, trút phần thịt cá vào cháo, rắc hành + thì là, đảo đều.

cháo lươn

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Lươn đồng: 500gam, chọn con to - Gạo trắng: 200gram - Gạo nếp: 1 nắm nhỏ - Gia vị: Bột nêm, dầu ăn, muối, dấm, hành tím…. CÁCH LÀM - Cho lươn vào trong nồi to, cho một nắm muối, hoặc nửa bát giấm rồi  đậy chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt. - Lấy lươn ra tuốt hết nhớt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín (không mổ, mổ sẽ khiến lươn mất máu, nhạt thịt). - Cho lươn ra đĩa, để nguội, gỡ thịt và xương riêng ra. - Phần thịt lươn thì ướp với chút gia vị, mì chính, mắm, tiêu… để một lúc cho ngấm. Cho dầu ăn vào chảo, phi hành củ thật thơm rồi cho lươn vào xào đến khi vừa chín. - Phần xương lươn thì ninh lấy nước dùng hoặc đem giã nhuyễn, lọc (giống như lọc cua) lấy nước dùng, đem nấu cháo. - Gạo tẻ, gạo nếp, nước xương lươn, cho vào nồi nấu tới khi thành cháo. Đến khi cháo nhuyễn thì các bạn cho phần thịt lươn đã xào, quấy nhẹ. Cuối cùng là rắc tiêu và hành lá, ăn nóng.

Cháo gỏi vịt

Hình ảnh
Cháo vịt và gỏi vịt là 2 món khác nhau, nhưng thường được gọi chung là cháo gỏi vịt; do ở trong Nam thường được dùng chung với nhau, cũng như ở ngoài Bắc, tiết canh và cháo lòng khó có thể tách rời nhau. Có một điểm thú vị là: trong khi ở ngoài Bắc, vào những ngày hè nắng nóng, buổi sáng nười ta thích giải nhiệt bằng một bát tiết canh mát rượi, sau đó làm thêm tô cháo nữa là “vững lòng”. Thì ở trong Nam cứ tầm 4 – 5 giờ chiều trở đi các quán cháo gỏi vịt lại đông khách. Một đĩa gỏi vịt chua chua, giòn giòn, thanh mát giúp quên đi cái nóng, cuối cùng kết thúc cũng bằng một tô cháo ngọt lừ, quyến rũ. NGUYÊN LIỆU - Vịt: 1 con khoảng 3 kg - Bắp cải: 1 cây (khoảng 0,5 kg) - Giá đỗ: 0,5 kg - Chuối bào: 0,1 kg - Hành tây: 1 củ to - Rau răm: 0,1 kg - Hành lá: 0,1 kg - Gạo: 1 bát - Gừng: 1 củ - Hành tím: 3 củ - Rau mùi: 1 nắm - Mỡ tỏi: - Muối, Tiêu, Đường, Nước Mắm, Ớt CÁCH LÀM - Sơ chế vịt, rửa sạch lại với nước, cho vào nồi luộc chín cùng với chút gia vị và 1 củ hành tí

Cháo lươn môn

Hình ảnh
Cháo lươn môn là món ăn ngon, lạ miệng. Khác với cháo lươn của Nghệ An và cháo lươn miền Bắc, cháo lươn môn khá cay và có mùi vị rất đặc trưng của sả, mắm ruốc. Nguyên liệu: Lươn: 1 - 2 con to Gạo: 1/2 bát con Đậu xanh: 1/2 bát con Khoai môn: 1 củ nhỏ Sả: 1 cây Hành tím: 1 củ Mắm ruốc: nửa thìa Ớt xay: 1/2 thìa cà phê Cách làm: - Lươn để trong nồi hoặc túi, cho một nắm muối hoặc nửa bát giấm rồi đậy vung (buộc miệng túi) để lươn quẫy và ra hết nhớt. - Lấy lươn ra, rửa sạch lại bằng nước lã, mổ bụng, cắt khuc dài 10 cm hoặc để nguyên con, khứa vài đừng ngang thân lươn. Đem chiên sơ, sau đó vớt ra để ráo dầu. - Khoai môn gọt vỏ, cắt móng lợn, chiên sơ. - Đậu xanh ngâm mềm, đãi bớt vỏ.. - Gạo cùng với đậu xanh đem nấu thành cháo. - Hành tím thái lát, sả đập dập, băm nhỏ. - Phi thơm hành + sả + ớt, cho mắm nêm vào đảo sơ (các bạn cẩn thận, mắm nêm bắn tứ tung nhé). Cho cháo vào, nêm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho lươn vào, nấu chín, rắc tiêu, múc ra bát ăn nóng.

Cháo tôm thịt

Hình ảnh
Nguyên liệu: Gạo tẻ: 50 g Tôm tươi: 200 g Thịt lợn nạc: 150 g Xương lợn: 500 g Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, tiêu, hành hoa, rau mùi Cách làm: - Xương lợn rửa sạch, chặt vỡ, cho vào nước lạnh ninh thành nước dùng. - Thịt nạc rửa sạch, thái miếng, băm nhỏ, ướp với nước mắm, hạt tiêu. -Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu băm nhỏ ướp với nước mắm, hạt tiêu. - Hành hoa, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ. - Gạo tẻ, gạo nếp, vo đãi sạch, để  ráo nước, rồi đổ vào nồi nước dùng, đun sôi nhỏ lửa cho gạo nở sánh. Khi cháo đã được cho thịt và tôm vào khuấy đều, đun sôi cho thịt và tôm chín, nêm nước mắm, muối, mì chính vừa ăn. - Cho hành hoa, rau mùi vào đáy bát, múc cháo lên trên, rắc tiêu ăn nóng.

Cháo răn mối

Hình ảnh
Nguyên liệu - Rắn mối: 1 kg - Gạo ngon: 150 g - Hành tây trắng: 2 củ - Hành hoa: 5 cọng - Bắp cải: 300g - Hành tím: 2 củ - Gừng: 1 miếng nhỏ - Rau răm: 1 nắm - Chanh: 1 quả - Dấm ăn: 2 thìa - Rau mùi: 1 mớ nhỏ: - Gia vị: 1/2 thìa mì chính, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, tiêu. Cách làm: - Rắn mối làm rửa sạch, để ráo, băm nhỏ (hoặc chặt khúc - tùy ý). - Gạo ngâm nở, nếu thích cháo loẵng, ít hồ thì rang trước khi nấu. Cho vào nồi nấu thành cháo. - Bắp cải bào mỏng, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra vẩy ráo. Hành tây  bóc vỏ, một củ thái mỏng vừa để cho vào cháo, một củ thái mỏng hơn, ngâm qua nước có pha giấm (cho bớt hăng) rồi để chung với bắp cái. - Cho vào bắp cải 1/2 thia mắm, 2 thìa đường, 2 thìa dấm, chút mỡ tỏi rồi trộn đều (món này để lát ăn kèm với cháo). - Hành tím đập dập băm nhuyễn; gừng rửa sạch thái chỉ; hành hoa bỏ gốc, rửa sạch, thái chỉ. - Phi thơm hành khô, cho gừng, hành tây, hành tím, hành hoa vào đảo, cho thịt rắn mối băm v

cháo gà

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Gà ta: 1 con - Gạo tẻ: 100 g - Gạo nếp: 1 nắm - Đậu xanh chà vỏ: 1 nắm - Hành lá: 5 cọng - Rau mùi: 1 mớ nhỏ - Hành phi: 50 g - Hành khô: 1 củ - Gừng: 1 miếng nhỏ - Hành tây: 1/2 củ nhỏ - Gia vị: Hạt nêm, mì chính, đường, hạt tiêu vừa ăn. CÁCH LÀM - Gà làm, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ướp cùng 1/2 thìa mì chính, 1/2 thìa hạt nêm, hạt tiêu, để 30 phút cho ngấm. - Gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh vo sạch, cho vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước, đun thành cháo. - Hành lá, rau mùi cắt bỏ gốc, rửa sạch để ráo, phần gốc trắng để riêng, phần lá xanh thái nhuyễn. - Hành khô bóc vỏ, đập dập băm nhỏ. - Gừng rửa sạch, thái chỉ. - Hành tây thải mỏng. - Gốc hành thái khúc khoảng 2 cm. - Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun nóng, cho hành khô + gừng chỉ + hành tây + đâu hành vào phi thơm. Cho thịt gà vảo đảo cùng tới khi thịt gà hơi săn. Sau đó trút tất cả sang nồi cháo. Tùy theo các bạn thích ăn gà chín tới hay chín mềm mà đun lâu hay mau. Mình thì thích ăn chín vừa

cháo chim cút

Hình ảnh
Chim cút được gọi là "nhục sâm", nghĩa là nó rất bổ. Mà chim cút thì là dễ ăn hơn  sâm, người ta có thể nấu cháo chim cút, nướng, chiên... đều tuyệt.  Nguyên liệu: - Chim cút: 2 con - Gạo tẻ: 1 nắm - Gạo nếp: 1 nắm - Hành tím: 1 củ - Hành lá: 3 cọng - Rau mùi: 1 mớ nhỏ - Dầu ăn, - Gia vị: hạt nêm, mì chính, tiêu, nước mắm. Cách làm: - Chim cút mua ở chợ về rửa sạch, bỏ nội tạng (tốt nhất là kêu người bán làm luôn cho nhanh) giữ lại tim và mề. - Chim sau đó chặt làm tư nếu con to, chặt làm đôi nếu con nhỏ. Ướp chim với chút mì chính, hạt nêm, tiêu. - Gạo tẻ và nếp rang vàng, sau đó vo sạch, để ráo. - Hành tím bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. - Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ. - Phi thơm hành khô, cho thịt chim vào đảo đều, cho khoảng 1 lít nước vào đun sôi, cho gạo vào nấu chung, hạ nhỏ lửa, đun tới khi cháo nhừ. Trong quá trình đun các bạn thỉnh thoảng đảo để cháo không bị khê, cháy, thêm nước nếu bị cạn quá. - Nêm 1 thìa hạt nêm, 1/2

Cháo yến mạch măng cụt

Hình ảnh
Măng cụt không những có vị thơn ngon, ngọt mát và bỏ dưỡng mà măng cụt còn chứa nhiều xanthone - có khả năng giảm lượng cholesterol xấu trong máu, hạ huyết áp. Cháo yến mạch măng cụt từ lâu đã được mệnh danh là nữ hoàng của các món ăn giảm cân bởi sự hiệu quả của nó. NGUYÊN LIỆU - Măng cụt: 5 quả - Yến mạch: 200 gr - Muối CÁCH LÀM - Để có món Cháo yến mạch măng cụt ngon đầu tiên các bạn đem măng cụt rửa sạch, để khô. Sau đó bổ đôi quả, tách lấy ruột. - Yến mạch rửa sạch, để khô. - Bắc nồi lên bếp, cho nước vào đun sôi, cho yến mạch vào hầm nhừ. - Đến khi yến mạch nhừ, ccác bạn ho măng cụt vào hầm chung. - Hầm trong 5 phút thì cho thêm một chút muối ăn. - Nêm lại cho vừa, tắt bếp, múc Cháo yến mạch măng cụt ra tô, dùng nóng.

Súp cua

Hình ảnh
Súp cua là một món ăn ngon rất dễ làm, quan trọng nhất là ở khâu xuống bột năng. Xuống quá tay thì súp đặc, xuống chưa tới thì súp loãng. Mà súp đặc hay loãng quá đều rất dễ bị vữa, hỏng. Một bát súp ngon có độ sánh vừa phải, có màu nâu của súp, xanh của rau mùi và vàng của trứng. Mùi thơm ngọt của thịt cua hòa quyện với mùi thơm của dầu vừng, rau mùi, mỡ tỏi, tiêu bắc. Món này có thể dùng để khai vị, hoặc ăn chơi ở nhà. Nguyên liệu: Thịt cua: 100g  Xương gà: 1 kg Bột năng: 50g Trứng gà: 1 quả Gia vị: Muối, đường, dầu vừng, tiêu, rau mùi, mỡ tỏi Cách làm: Xương gà rửa sạch, trụng qua nước sôi, xả lại nước lạnh cho hết bọt, tạp chất. Nấu 3 lít nước sôi, thả xương gà vào ninh lấy nước dùng. Nấu nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1,5 lít nước. Vớt bỏ xương gà, lược lấy nước trong. Bột năng hòa tan. Trứng gà đánh tan. Nước dùng sôi cho thịt cua, nêm vừa gia vị, giảm nhỏ lửa cho sôi lăn tăn, xuống bột năng vào từ từ và đều tay, khuấy cho nước dùng hơi sánh, cảm giác hơi nặng t

Súp cua bể thịt gà

Hình ảnh
Súp cua bể thịt gà thường được sử dụng trong cỗ đám cưới hiện đại, hoặc đổi bữa khi trẻ chán ăn bột, dùng để "dằn lòng" trước khi uống rượu cũng tốt. NGUYÊN LIỆU - Xương gà hoặc heo: 1 kg - Thịt cua bể: 200 gr - Thịt thăn gà: 100 gr - Giò lụa: 50 gr - Trứng gà: 1 quả - Bột năng (hoặc bột đao): 100 gr - Rau mùi (ngò rí): 1 mớ nhỏ - Dầu vừng - Rượu, gừng - Gia vị: tiêu, muối, mì chính CÁCH LÀM - Xương gà (heo) rửa sạch, đun sôi, hớt bọt, lấy 2 lít nước dùng. - Thăn gà luộc chín, xé nhỏ. - Thịt cua nhặt sạch mày (mảnh vụn vỡ ra, lẫn vào trong quá trình bóc lấy thịt cua), ướp gừng, rượu, hấp chín. - Trứng gà đập ra bát đánh tan. - Đun sôi nước dùng, cho thịt cua, thịt gà vào đun sôi, hớt bỏ bọt, xuống bột đao, quấy đều tay cho chín. Rót trứng từ từ vào nồi nước dùng, quấy đều tay cho nổi vân hoa là được, nêm vừa các gia vị, chút dầu vừng, múc ra bát, rắc tiêu, rau mùi thái nhỏ, ăn nóng. - Súp cua bể thịt gà có thể dọn chung magi (đề phòng một số ngườ

Súp vi cá mập

Hình ảnh
Súp vi cá mập là món đặc sản, cao cấp, thường được dùng trong những dịp lễ quan trọng, tiếp khách quí. Súp vi cá thường được sử dụng như món khai vị. Trong 100 gr vi cá khô có chứa 89% chất đạm (giàu đạm nhất trong các loại thực phẩm), ngoài ra: 0,1 % bột đường, 0,02 % chất béo, một ít chất khoáng. 100 gr vi cá có thể cung cấp 384 calo. NGUYÊN LIỆU - Vi cá: 50 gr - Cua bể: 300 gr - Xương gà: 200 gr - Thịt gà: 100 gr - Trứng gà: 1 quả - Nấm hương: 5 gr -  Bột đao: 30 gr - Gia vị: Gừng, hành khô, lá chanh, muối, mì chính, tiêu, nước mắm. CÁCH LÀM - Vi cá ngâm rửa sạch, ninh kỹ (cho gừng và hành khô nướng đập dập), khi vi cá mềm vớt ra, rửa lại cho thật sạch. - Xương gà ninh kỹ lấy nước dùng trong. (Xem: Bí quyết để có nồi nước dùng trong phía dưới) - Cho một ít nước dùng vào xoong, nêm gia vị vừa ăn, thả vi cá vào đun tiếp trong khoảng 10 phút để vi cá ngấm gia vị, vớt ra để riêng. - Thịt gà luộc chín, thái chỉ. - Cua bể sơ chế sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt. -

Súp lươn

Hình ảnh
Súp lươn là món ăn ngon và nhiều chất dinh dưỡng, dùng để bồi bổ cho trẻ em, phụ nữ sau sinh, người già, người mới ốm dậy rất tốt. Các món lươn nếu chọn được lươn đồng sẽ ngon hơn lươn nuôi. Lươn nuôi phổ biến hơn, thường đầu nhỏ, đuôi ngắn, bụng màu xám. Còn lương đồng thì đầu to, mình thuôn dài, bụng vàng. NGUYÊN LIỆU - Lươn: 500 gr - Xương gà (lợn): 300 gr - Giò lụa: 50 gr - Nấm hương: 5 gr - Mộc nhĩ: 5 gr - Hạt sen tươi: 30 gr - Trứng gà: 1 quả - Dầu ăn: 50 ml - Hành khô: 1 củ - Bột đao - Gừng: 1 miếng nhỏ - Rau răm, rau mùi - Gia vị: muối, tiêu xay, mì chính, nước mắm. CÁCH LÀM - Lươn chọn con to vừa (khoảng 100 gr/con). Cho lươn vào nồi lớn, hé nắp vung, nhanh tay cho muối, hoặc đổ dấm vào, đậy ngay lại, chèn vật nặng lên trên, để khoảng 10 - 15 phút cho lươn quẫy ra hết nhớt. Đổ lươn ra rửa sạch, dùng lá tre hoặc sống dao tuốt hết nhớt, rửa lại với nước sạch. Để ráo hoặc lau khô bằng khăn sạch. - Đun sôi nước cùng với gừng đập dập, cho lươn vào luộc chín

Món súp bí đỏ

Hình ảnh
Món súp bí đỏ rất tốt cho sức khỏe, vừa giúp bạn bảo vệ dáng ngọc, vừa phòng ngừa hiệu quả các bệnh về tim mạch. NGUYÊN LIỆU - Bí đỏ: 300 gr - Khoai lang: 100 gr - Hành tây: 1/2 củ - Cà rốt: 50 gr - Cần tây: 50 gr - Gia vị: muối, đường - Dầu ăn (hoặc bơ) CÁCH LÀM - Đầu tiên các bạn bổ quả bí đỏ làm đôi,  nạo bỏ sạch hạt bí đỏ và gọt vỏ rồi xếp vào nồi  cùng với nước. Bật bếp đun cho sôi cho đến lúc bí mềm rồi vớt ra để nguội. - Rửa sạch và thái nhỏ hành tây + khoai lang + cà rốt + cần tây. - Làm nóng dầu ăn, xào chín tới hành tây và cần tây, tiếp tục đổ khoai lang cùng với cà rốt  vào chảo và xào cho tất cả chín đều. Bổ sung thêm nước lọc (hoặc nước dùng) vừa ngang với khoai rồi đun sôi. - Múc bí nghiền nhỏ đổ vào chảo rồi thêm gia vị, đậy nắp, đun nhỏ lửa đến lúc tất cả các nguyên liệu chín. Dùng thìa khuấy đều cho các nguyên liệu nhuyễn. - Cuối cùng, các bạn múc Súp bí đỏ ra bát và thưởng thức. Thông tin thêm: Một đặc điểm nổi bật của bí đỏ là nhuận tràng, s

xôi đỗ xanh

Hình ảnh
11h đêm rồi, không ngủ được, vì... nhớ... xôi đỗ xanh ! Điên thật, chẳng ai ăn xôi vào giờ này cả, ăn xong đi ngủ có mà tức bụng chết, lại là đồ nếp, khó tiêu. Thực sự Bí Ngô cũng chưa bao giờ  ăn xôi vào giờ này cả. Chẳng qua là gió mùa về, thèm cái gì đó nong nóng, không hẳn là xôi. Thế nào lại nghĩ về thời gian trước khi đi làm bếp. Lúc ấy còn ở Gia Lai với bà gì. Có người ở quê ra cho vài cân gạo nếp. Bữa ấy gì bảo nấu cơm nếp ăn, mình ở nhà làm được nồi thịt kho tàu ngon lắm rồi í. Lúc sáng gì có dặn, bảo xôi để trưa về gì nấu, lúc ấy mình chưa nấu xôi bao giờ nên cũng không dám làm liều. Nhưng lại nghĩ không thử sao biết, thế là hăm hở lấy nồi cơm điện ra nấu, lúc ấy cũng là 11h nhưng là buổi sáng. Trưa, lúc về gì hỏi "xong hết rồi à?", rất tự hào nói "vâng". - Nấu bằng gì - Thì bằng nồi cơm điện ạ. - Nấu hay là dùng xửng hấp - Con dùng xửng hấp - Vậy thì làm sao chín - ...? - Lúc sáng gì đi có thấy mày ngâm gạo đâu Kết quả là một món cơm nếp

Xôi cá rô đồng

Hình ảnh
Xôi cá rô đồng không phải ai cũng từng được thử qua và càng không phải ai cũng biết làm đâu nhé. Món này không khó nhưng mà hơi kì cạch một chút, nhưng mà thơm, mà ngon, mà rất rất đáng để thử. NGUYÊN LIỆU - Gạo nếp: 500 gr - Cá rô đồng: 500 gr - Hành khô: 3 củ - Gừng: 1 nhánh nhỏ - Nước mắm: 1 thìa canh - Dầu ăn - Hành phi - Muối, tiêu CÁCH LÀM - Gạo nếp các bạn ngâm khoảng 5 - 6 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước. Xóc đều gạo nếp với một chút muối rồi cho vào chõ đồ chín. - Cá rô các bạn đánh vẩy, mổ sạch rồi thả vào nôi nước sôi cùng với vài lát gừng. Cả chỉ nên luộc vừa chín sau đó các bạn vớt ra, để nguội, gỡ lấy thịt. - Phần thịt các sau đó các bạn ướp với nước mắm và hạt tiêu trong vòng 15 phút cho ngấm đều. - Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng. - Tiếp đó các bạn dùng chảo, phi thơm hành khô, cho cá vào đảo qua. - Khi xôi chín các bạn cho 01 thìa dầu ăn vừa dùng để chiên cá vào, trộn đều để xôi mềm và bóng. - Khi ăn các bạn cho xôi ra bát, cho cá rô lên t

món xôi cốm

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Cốm tươi: 300 gr - Đậu xanh chà vỏ: 100 gr - Dừa nạo: 50 gr - Đường: 50 gr - Dầu ăn: 2 thìa CÁCH LÀM - Để có món xôi cốm thơm ngon đúng chuẩn đầu tiên các bạn cần ngâm đậu trong khoảng 2 tiếng cho mềm. - Đậu xanh sau khi ngâm các bạn đem đồ hoặc hấp chín. - Đợi khi đậu xanh chín các bạn để nguội rồi giã nhỏ. - Ướp 1/3 số đường vào dừa cho đến khi đường ngấm. - Bật bếp nhỏ, cho dừa đã ngấm đường vào xào một lúc rồi xúc ra để riêng. - Trộn đều dầu ăn vào với cốm, sau đó đem hấp chín (cần có dầu để khi cốm mềm và dẻo ra sẽ không bị dính vào với nhau). Hấp cốm trong khoảng 5 phút. - Khi cốm vừa được các bạn lấy ra khỏi nồi, rắc đường và trộn đều. - Cuối cùng, trộn đều cốm + dừa + đậu xanh. Vậy là món xôi cốm thơm lừng đã hoàn thành rồi, chúc các bạn ngon miệng !

Bánh canh ghẹ

Hình ảnh
Làm Bánh canh ghẹ quan trọng nhất là tuyển được ghẹ ngon. Chất lượng của ghẹ quyết định độ ngọt nồi nước dùng. Thực ra Bí Ngô biết tới bánh canh từ trước khi theo học ẩm thực khoảng 2 năm. Khi ấy mới khăn gói vào Gia Lai, đi bỏ mối hàng hải sản. Cứ tầm 3h lại thấy một chị gánh hàng rong, bán thứ gì đó trong cái tô nhỏ, dường như là bún, nhưng sợi to đùng, lại thấy hầm bà lằng đủ thứ rau, tiết, giò heo, rồi còn mấy thứ gì (lúc đó chưa nhận biết được). Ấy chính là bánh canh, lúc ấy chỉ chừng 3.000 đồng một tô, ăn thiệt ngon. Sau này có dịp vào Sài Gòn, Bí Ngô cũng thử qua rất nhiều món khác, trong đó bánh canh Trảng Bàng (chỗ ngã tư Trung Chánh), các thể loại rao, gõ ngoài vỉa hè… Nhưng một trong những món yêu thích vẫn là bánh canh ghẹ. Chẹp… sao mà nó ngọt, thanh, mà quyến rũ đến vậy. Điểm kết nhất là vừa có thể gặm gạp, vừa ăn. Có người măm ghẹ trước rồi vọc tới bánh canh, có người tẩn xong canh mới quay ra ghẹ. Riêng Bí Ngô thì vẫn nhiễm thói ăn phở, nghĩa là sẽ húp vài thìa n

MÌ XÀO GIÒN THẬP CẨM

Hình ảnh
NGUYÊN LIỆU - Tôm sú: 6 con - Mực: 50 gr - Thịt thăn heo: 50 gr - Tim heo: 50 gr - Gan heo: 50 gr - Cải thảo: 200 gr - Cải ngọt: 200 gr - Nấm rơm: 50 gr - Cà rốt: 1/2 củ - Mộc nhĩ: 10 gr - Tỏi: 1/2 củ - Rau mùi - Mỡ tỏi - Dầu ăn: 20 ml - Bột đao (hoặc năng) - Gia vị: Muối, tiêu, đường, hạt nêm, dầu hào, dầu vừng, xì dầu. Mì xào giòn có 2 loại, 1 là mỳ tôm, 2 là mỳ xào giòn. Nếu là mỳ tôm các bạn trần qua nước sôi, sợi mỳ phải còn hơi cứng, sau đó đun nóng chảo với nhiều dầu ăn. Cho mì vào chiên giòn. Nếu là mỳ xào giòn thì chảo phải rất nhiều dầu (khoảng 1 lít vì 1 vắt mì chiên lên rất lớn). Chiên mỳ cũng như chiên bánh phồng nều dầu chưa đủ nóng thì sẽ bị chai, nóng quá sẽ cháy và cũng không nở được sợi mỳ. Các bạn cứ cho dầu vào chảo, đun nóng, bẻ một cọng mỳ thả vào, nếu cọng mỳ chìm xuống 2 - 3 giây sau đó nổi lên, xung quanh có nhiều bong bóng dầu, sau đó sợi mỳ nở phống lên là được. Các bạn cho mỳ tôm hoặc mỳ giòn xuống, dùng muôi lớn hơi nhấn chìm xuống đ